Nuôi tôm Việt Nam với nhiều mô hình và kỹ thuật nuôi, giống nuôi đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu tôm top đầu thế giới.
Trang này giới thiệu từ tổng quan đến chi tiết về nuôi tôm tại Việt Nam.
Diện tích nuôi nước lợ: 737.000 ha (cơ bản không tăng so với năm 2022)
Theo TomCaMau phần trăm các khu vực có sản lượng lớn là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Quảng Nam, Quảng Ninh, Long An, Hồ Chí Minh, bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, …
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,38 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022 (nguồn VTV)
Giá xuất khẩu bình quân: 8,71 USD/kg (giảm 0,92 USD/kg so với năm 2022).
Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Loại tôm xuất khẩu: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng và các loại tôm khác.
Giá trị xuất khẩu: Ngành tôm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tương đương 3,5-4 tỷ USD mỗi năm.
Kỳ vọng năm 2024, Xuất khẩu đạt 4 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành nuôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cần có giải pháp để phát triển bền vững.
Từ những năm sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay (30/4/1975), các mô hình nuôi tôm chủ yếu:
Mô hình nuôi tôm công nghiệp, còn được gọi là nuôi tôm thâm canh hoặc siêu thâm canh, là một hình thức nuôi tôm với mật độ cực kỳ cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa môi trường nuôi và tăng năng suất.
Xem thêm Các mô hình nuôi tôm
Có nhiều loại giống trên thến giới với kích thước và tốc độ tăng trưởng khác nhau, có thể có tên gọi khác nhau ở một số khu vực. Tại Việt Nam, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp một số loại phổ biến (Tên tôm / Tên tiếng Anh / Tên Khoa học):
Tôm sú / Giant tiger prawn / Penaeus monodon
Tôm sú / Flower shrimp / Penaeus latisulcatus
Tôm thẻ chân trắng / Whiteleg shrimp / Litopenaeus vannamei
Tôm thẻ chân đỏ / Red-legged shrimp / Penaeus penicillatus
Tôm càng xanh / Giant freshwater prawn / Macrobrachium rosenbergii
Tôm càng đỏ / Red claw crayfish / Cherax quadricarinatus.
Tôm đất / River prawn / Macrobrachium nipponense
Tôm he / Banana prawn / Penaeus merguiensis
Tôm bạc / Sand shrimp / Metapenaeus ensis
Tôm hùm / Lobster / Homarus americanus
Xem thêm Tôm giống
Copepoda, rotifer, crill, bùn bã hữu cơ, thực vật thủy sinh, tảo, …
Từ ốc, cá tạp, phụ phẩm nông nghiệp, vv… được xay và trộn đều cho tôm ăn.
Dạng bột hoặc viên, được sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.
Là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn sức khỏe và có giá trị kinh tế cao nên thu hút nhiều người đầu tư để nuôi tôm. Tuy nhiên, chúng cũng dễ mắc các bệnh và rất khó kiểm soát môi trường ao nuôi, do đó hiệu quả chưa tối ưu. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu từ chất lượng con giống, từ môi trường vùng nuôi tôm mà nhất là nguồn nước, vật tư nuôi trồng, …
Để nuôi tôm hiệu quả cần nắm rõ các bệnh có thể gặp trong quá trình nuôi tôm. Cụ thể:
Ngoài ra, còn có một số bệnh khác như:
Trước đây, nuôi tôm chủ yếu theo mô hình tự nhiên, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật nhiều. Thêm vào đó, môi trường còn nguyên sơ, chưa bị ô nhiễm, ít bị nhiễm bệnh.
Nuôi tôm ngày nay đòi hỏi phải có hiểu biết về kỹ thuật. Tùy vào mô hình nuôi tôm và con giống đòi hỏi các kỹ thuật nuôi khác nhau. Các kỹ thuật nuôi chủ yếu:
Ao nuôi cần được cải tạo, phơi đáy ao nếu ao đất hoặc tẩy sạch nếu ao bạt, bón vôi, diệt tạp, diệt khuẩn trong nước, tạo vách ngăn bên trong ao và bên ngoài ao nuôi, … kỹ lưỡng trước khi thả giống.
Ngoài ao nuôi chính, đối với mô hình nuôi khác nhau còn có các ao phụ hỗ trợ như ao vèo, ao lắng và xử lý nước để cấp cho ao nuôi chính.
Lựa chọn giống khỏe mạnh, sạch bệnh từ các cơ sở uy tín, kiểm dịch đầy đủ.
Chọn mật độ thả giống hợp lý, phù hợp với điều kiện ao nuôi, mô hình nuôi và thời điểm trong năm.
Thường xuyên vệ sinh ao nuôi tôm, loại bỏ các chất bẩn, bùn bã hữu cơ, vỏ tôm lột …
Quản lý nước và theo dõi hệ đệm, các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi như: độ sâu nước, dòng chảy, độ mặn, độ pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, khí độc H2S, NH3, NO2, … sẵn sàn phương án điều chỉnh phù hợp điện kiện sống cho tôm.
Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của tôm. Quản lý rong, tảo hợp lý, tránh tình trạng tảo nở hoa hoặc tảo tàn gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Màu tảo khuê, đỏ đậu, trà nhạt thường là màu lý tưởng cho ao nuôi.
Sử dụng các biện pháp để duy trì chất lượng nước tốt như: thay nước định kỳ, sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh,…
Ao nuôi cần được thiết kế phù hợp và có biện pháp để kiểm soát các động vật gây hại, đặc biệt là các động vật có tiềm năng mang mầm bệnh như chim (bệnh đốm trắng), ốc hến, sứa (các bệnh gan ruột), …
Tùy theo mô hình nuôi, cần cung cấp mồi đầy đủ, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm. Nuôi công nghiệp và công nghệ cao có yêu cầu nguồn dinh dưỡng có chất lượng tốt, sạch khuẩn, an toàn.
Cho ăn đúng giờ, đủ lượng và theo dõi mức độ tiêu hóa của tôm, thường bằng cách canh nhá.
Vitamin và khoáng chất, men vi sinh, … cần được cân nhắc bổ sung cho tôm để tăng cường sức đề kháng, chống dịch bệnh.
Quan tâm đến môi trường xung quanh ao nuôi, cảnh giác cao, tăng cường biện pháp phòng khi trong ấp, xã có bệnh, dịch.
Thường xuyên quan sát, theo dõi sức khỏe tôm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, nhất là các bệnh bên trên đã đề cập.
Luôn và sẵn sàn áp dụng biện pháp phòng bệnh như: đảm bảo nguồn nước sạch khuẩn, sử dụng thuốc sát trùng định kỳ, thuốc phòng bệnh, …
Khi có dịch bệnh xảy ra, cần có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả để hạn chế thiệt hại và lây lan ra cộng đồng.
Nuôi tôm là nghề đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ thuật, và cả kinh nghiệm. Người nuôi tôm cần mở sổ ghi nhật ký, học hỏi bổ sung thông tin từ người nuôi thành công.
Đây cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng, tốt nhất “phòng bệnh hơn trị bệnh“
Thuốc thủy sản cho tôm nói riêng và thuốc thủy sản nói chung thường dựa trên mục đích sử dụng và thành phần hoạt chất chính, gồm các loại phổ biến:
Dưới sự phát triển của doanh nghiệp thủy sản, và sự đầu tư vào nuôi tôm của người nuôi, nguồn nhân lực chất lượng, kỹ thuật cao luôn dược săn đón và thiếu hụt.
Mặt khác, nghề nuôi tôm cũng chịu không nhỏ tác động của sự phát triển công nghệ, nhất là công nghệ số.
Ngoài các chương trình đào tạo bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản theo cấp bậc trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ. Người nuôi muốn thành công không thể thiếu yếu tố kinh nghiệm và luôn cập nhật thông tin về giống, công nghệ, thời vụ, thị trường giá cả.
Năng lực tài chính: Chi phí đầu vào cao, sự thiếu hụt vốn cho vụ nuôi, nếu vụ nuôi thất bại, nhiều gười nuôi không thể tiếp tục. Người nuôi thành công thì thiếu phương án dự phòng trong rủi ro nuôi tôm.
Quản lý chất lượng con giống bố mẹ và tôm post. Tỷ lệ thành công của việc nuôi tôm thấp, một phần do sự thiếu hụt con giống sạch bệnh và ô nhiễm môi trường.
Dịch vụ hậu cần, logictics, chi phí sau thu hoạch cao. Người nuôi tôm chịu rủi ro cao nhất nhưng lợi nhuận đôi khi không tương xứng.
Ngành tôm cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước khác như Ecuador và Ấn Độ. Điều này làm giá tôm Việt Nam cao hơn, gây khó khăn trong việc xuất khẩu.
Dù vậy, ngành chức năng đang chú trọng đến việc quản lý chất lượng giống, cảnh báo môi trường và dịch bệnh, ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng tôm thương phẩm.
Xuất khẩu tôm Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản, hiện nay, xuất khẩu tôm phấn đấu đạt kim ngạch 4 tỷ USD, tương đương 100 ngàn tỷ VND từ nuôi tôm.
Nuôi Tôm, Nuôi Cá
Trồng lúa
Trồng Cây Ăn Trái
Nuôi Gia Súc, Gia Cầm
Tìm con giống,
Tìm thương hiệu thức ăn
Tìm thuốc thủy sản
Tìm vật tư, thiết bị
Để mua sản phẩm nuôi tôm
Đế bán tôm cá ... cho nhà thu mua
Sản phẩm lĩnh vực nông lâm thủy sản
Dịch vụ Kiểm chứng, Kiểm định
Chương trình khuyến mãi
Truyền thông sản phẩm mới
Thông tin Thương hiệu
Sản phẩm Dịch vụ
Chương trình khuyến mãi
Các doanh nghiệp khác
Thông tin địa điểm, liên hệ đại lý, hộ kinh doanh
Sản phẩm cung cấp tại đại lý, hộ kinh doanh
Các chương trình bán hàng, khuyến mãi
Miễn phí đăng sản phẩm trong 1 năm
Copyright © 2024 MienTay.Day
Add comment